Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB là cái tên không mấy quen thuộc với nhiều khách hàng do không phải là một ngân hàng thương mại với chính sách quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên đây lại là một ngân hàng có tầm ảnh hưởng và có những vai trò quan trọng không thể thay thế.
Vậy VDB là ngân hàng gì? Ngân hàng VDB có đáng tin cậy không? Cùng kynangquanlytaichinh đi vào bài viết bên dưới để tìm hiểu ngay nhé!
Bảng tóm tắt thông tin ngân hàng VDB
Tên giao dịch tiếng Việt | Ngân hàng Phát triển Việt Nam | |
Tên giao dịch tiếng Anh | Vietnam Development Bank | |
Tên viết tắt | VDB | |
Mã SWIFT Code | Không có | |
Loại hình | Tổ chức tín dụng | |
Trụ sở chính | 25A Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội | |
Năm thành lập | 19/05/2006 | |
Tổng tài sản | 248.000 tỷ đồng (Quý 4/2021) | |
Hotline | (84-24) 3736 5659 | |
Fax | (84-24) 3736 5672 | |
congthongtin@vdb.gov.vn | ||
Website | https://vdb.gov.vn/ |
VDB là ngân hàng gì?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (tên tiếng Anh Vietnam Development Bank, viết tắt là VDB) được thành lập ngày 19/05/2006 với trụ sở chính đặt tại Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Đây là một tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam với mục tiêu hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Theo đó, ngân hàng VDB được thành lập nhằm hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình giao thông, thủy lợi; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa, các làng nghề và hỗ trợ xuất khẩu.
Ngân hàng được miễn thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời không phải tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ giống như các ngân hàng thương mại khác.
Ý nghĩa logo ngân hàng VDB

Logo ngân hàng VDB được thiết kế khá trực quan giúp gây ấn tượng mạnh với sự sắp xếp và xuất hiện của đầy đủ các tên bao gồm tên viết tắt, tên tiếng Việt và cả tên tiếng Anh. Mỗi tên gọi được chọn lựa kiểu chữ và màu sắc riêng tạo sự nổi bật và bắt mắt.
Nằm ở vị trí trung tâm là tên viết tắt VDB với sắc đỏ rực rỡ cùng biểu tượng ngôi sao 5 cánh ở đầu chữ V được vẽ lả lướt như lá cờ đang tung bay phấp phới trong gió. Hình tượng này như nói lên tinh thần nhiệt huyết, sự đam mê và nỗ lực không ngừng chiến đấu giành chiến thắng của dân tộc Việt Nam nói chung và của ngân hàng VDB nói riêng. Từ đó hướng đến một sự phát triển bền vững, hiệu quả.
Tên tiếng Anh “Vietnam Development Bank” được đặt ngay bên trên với kiểu chữ thường đơn giản và màu xanh nước biển nhẹ nhàng. Màu sắc này hướng đến sự bình yên và hạnh phúc, sắc xanh hòa bình hy vọng cho một cuộc sống ấm no, ổn định.
Ngoài ra, bên dưới đáy hình tròn của tổng thể logo là tên tiếng Việt được chạy đều theo đường viền làm giá đỡ giúp tổng thể hình ảnh thêm vững chắc. Chữ viết in hoa nhẹ nhàng vừa giúp cân bằng lại kiểu chữ cách điệu bên trên, vừa khẳng định một vị thế không thể thay đổi của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
VDB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB là một tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006.
Đây là một ngân hàng chính sách với 100% nguồn vốn đăng ký của nhà nước, tuy nhiên ngân hàng lại thực hiện cơ cấu hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dưới sự điều hành quản lý của Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật Việt Nam.
Quá trình phát triển của ngân hàng VDB
Ngân hàng VDB được thành lập ngày 19/05/2006 khi đất nước bước vào ngày kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyết định thành lập ngân hàng của Thủ tướng Chính phủ được dựa trên cơ sở tổ chức lại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển.
Ngày 30/03/2007, ngân hàng được phê duyệt quy chế quản lý tài chính, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 10 nghìn tỷ đồng. Và đến hiện tại, con số này đạt được rất lớn khoảng 610.000 tỷ đồng, đáp ứng các nhu cầu triển khai các chương trình hoạt động của Chính phủ.
- Nguồn vốn VDB cho vay trong giai đoạn 2006-2022 chiếm 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đầu tư của cả nước giai đoạn 2006-2022 bình quân khoảng 3%/năm
- Tốc độ tăng dư nợ cho vay bình quân giai đoạn 2006-2022 khoảng 31,5%.
Ngân hàng VDB có đáng tin cậy không?
Như đã biết, VDB là ngân hàng chính sách được điều hành bởi Chính phủ nên có thể khẳng định rằng đây là một tổ chức tín dụng uy tín và tin cậy. Đây được coi là một công cụ trong hỗ trợ phát triển kinh tế và thúc đẩy cải thiện vùng kinh tế khó khăn. Với hơn 15 năm nỗ lực trong các công tác hoạt động, VDB đã có nhiều thành tựu đáng kể đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam.
- Giai đoạn 2006 – 2020, VDB đạt khoảng 5% nguồn vốn đầu tư phát triển, bằng 2% GDP. Các hoạt động tín dụng triển khai đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện rõ rệt nền kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- VDB đã thực hiện 374 dự án cho vay theo các thỏa thuận của Chính phủ, tổng vốn cam kết 14.015 triệu USD tương đương mức dư nợ 155.808 tỷ đồng nhờ nguồn vốn cho vay lại ODA có thể quản lý được.
- Ghi nhận với các dự án cho vay và VDB quản lý đều có nợ quá hạn ở mức thấp, từ đó giúp nâng cao uy tín của ngân hàng với các nhà tài trợ quốc tế. Từ đó, VDB thiết lập được cơ sở hợp tác với 15 tổ chức quốc tế uy tín như DBJ, JBIC, CBD,…Đây được xem là bàn đạp giúp quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế được cải thiện, tạo nền tảng trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong xây dựng và phát triển kinh tế.
- Nhiều dự án trọng điểm nổi bật được phê duyệt bởi nguồn vốn vay của VDB như: Apatit Lào Cai, Điện gió Bạc Liêu, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng,…
- Các chương trình tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện, hỗ trợ các đơn vị khó khăn.
- Doanh số cho vay xuất khẩu từ khi thành lập VDB đến khi ngừng hoạt động kinh doanh xuất khẩu (tháng 3/2017) đạt 142.000 tỷ đồng.
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng VDB
Huy động, tiếp nhận vốn
- Tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước từ đó thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Việt Nam và tín dụng xuất nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá và các chứng chỉ tiền gửi bằng đồng Việt Nam
- Phát hành trái phiếu dưới sự bảo lãnh của Chính phủ
- Huy động nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
Cho vay
- Cho vay vốn ngắn hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Cho vay tín dụng
- Bảo lãnh tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại các Ngân hàng thương mại.
- Cho vay theo các chương trình, dự án được Nhà nước phân bổ
- Quản lý nguồn vốn ODA – Chính phủ cho vay lại
- Cho vay tái cấp vốn, vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
- Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật
Ủy thác và nhận ủy thác
- Nhận tiền gửi ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
- Nhận ủy thác đồng thời cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng thông qua hợp đồng từ các tổ chức trong và ngoài nước.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, tiền tệ thực hiện các nghiệp vụ tín dụng của VDB
Dịch vụ thanh toán
- Thanh toán qua tài khoản thanh toán VDB
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán đa năng cho khách hàng
- Thực hiện các hoạt động thanh toán trong và ngoài nước theo nhiệm vụ trong quy định được Nhà nước đưa ra
Hoạt động ngoại hối
- Cung cấp dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
- Thực hiện hoạt động luân chuyển ngoại hối
Các nhiệm vụ và chức năng quản lý khác
- Quản lý vốn ủy thác từ các Quỹ đầu tư phát triển của các địa phương
- Huy động ủy thác cho các địa phương
- Thực hiện vai trò hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu cùng một số nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ chỉ định giao phó.
- Đầu tư xây dựng tôn nền vượt lũ để xây dựng cụm dân cư ở vùng ngập sâu của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chịu trách nhiệm quản lý huy động và đầu tư vốn cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội, Hải Phòng
- Quản lý các hoạt động cho vay theo Chương trình Kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa hệ thống đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Thời gian làm việc của Ngân hàng VDB
Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB duy trì thời gian làm việc giống như một số ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng này có giờ làm việc áp dụng cố định từ thứ 2 đến hết thứ 6 hàng tuần với khung thời gian như sau:
- Buổi sáng: từ 08h00 đến 12h00
- Buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00
Ngoài ra cần một lưu ý khác khi đến giao dịch tại ngân hàng VDB là 100% các chi nhánh, phòng giao dịch không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật. Một số khách hàng có thể nhầm lẫn khi hiểu rằng ngân hàng này có thực hiện các giao dịch vào giờ làm việc tăng cường của sáng thứ 7 sẽ gây ra một số bất tiện trong quyết định của mình.
Danh sách chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng VDB
Ghi nhận đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng phát triển Việt Nam có hệ thống mạng lưới Chi nhánh/phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Tổng cộng, VDB có đến 2 Sở giao dịch và hơn 60 Chi nhánh được đặt tại 60 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong đó Sở giao dịch I được đặt tại Số 185A Giảng Võ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội và Sở giao dịch II được đặt tại 229 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phòng giao dịch khác được phân bổ phủ sóng, xuất hiện ở khắp các tỉnh thành để phục vụ nhu cầu của các khách hàng ngày càng tăng lên trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận
Cùng với những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính thì các tổ chức tín dụng – ngân hàng ngày càng có nhiều chọn lựa khác nhau. Việc đưa ra một chọn lựa phù hợp là khá khó khăn và cần có những nhận định khách quan, chính xác.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm được chi tiết VDB là ngân hàng gì? Ngân hàng VDB tên thật là gì? Từ đó, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có một chọn lựa phù hợp cho bản thân.