Thẻ ATM là một chiếc thẻ thông minh, với nhiều tính năng tiện ích phục vụ đời sống con người. Đặc biệt, là trong công việc mua bán, thanh toán và quản lý tiền hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thẻ cũng không tránh khỏi sự cố không mong muốn như thẻ ATM bị khóa. Mà nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng có khá nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan. Làm cho người sử dụng hoang mang và lo lắng.
Nếu bạn muốn biết rõ những nguyên nhân làm cho thẻ ATM bị khóa cũng như hướng giải quyết cho các tính trạng đó thì hãy cùng kynangquanlytaichinh theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến thẻ ATM bị khóa
Thẻ ATM là một chiếc thẻ thông minnh, giúp bạn thuận tiện trong việc sử dụng các dịch vụ. Tuy nhiên, nếu thể bị khóa sẽ làm bạn gặp nhiều rắc rối và trở ngại. Vậy nguyên nhân do đâu mà thẻ ngân hàng bị khóa?
Thẻ ATM hết hạn sử dụng
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về thời hạn sử dụng thẻ ATM khác nhau. Thông thường ngân hàng Việt Nam quy định hạn sử dụng thẻ ATM của một người dùng chỉ được 5 đến 10 năm. Hiệu lực của thẻ thường được in trên thẻ. Sau khi qua thời gian này, thẻ không thể tiếp tục được sử dụng cho các giao dịch được nữa.
Bên cạnh đó, thẻ hết hiệu lực có thể do do ngân hàng bỏ đi những sản phẩm cũ, bị lỗi thời và chuyển thẻ của bạn sang một dòng thẻ mới với tính năng và hạn mức tương đương.
Ngân hàng sẽ tạm thời khóa thẻ và liên hệ với bạn qua email hoặc gọi điện để thông báo với bạn. Trong vòng 30 ngày bạn cầ đến ngân hàng để tiếp tục gia hạn hoặc làm thẻ mới để tiếp tục sử dụng.
Thẻ ATM không sử dụng trong thời gian dài
Thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng sẽ bị khóa 1 chiều. Tuy nhiến, nó còn phụ thuộc vào loại thẻ bạn đang sử dụng.
- Thẻ ATM nội địa, thẻ ATM ghi nợ mà bạn không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong thời gian dài từ 12 tháng – 18 tháng thì thẻ sẽ tự động khóa.
- Thẻ ATM prepaid (thẻ ATM trả trước) – Loại thẻ phát hành độc lập với tài khoản thanh toán, dù bạn không sử dụng nó cũng không bị khóa. Thẻ chỉ bị khóa trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc do hết hạn sử dụng.
- Thẻ ATM tín dụng không có quy định về thời gian khóa thẻ do không sử dụng. Tuy nhiên, phí thường niên vẫn sẽ bị thu hàng năm, trường hợp không đóng phí thẻ cũng không bị khóa. Song, khoản phí này sẽ chuyển thành nợ xấu.
Nhập sai mã PIN nhiều lần
Thực tế việc nhập sai mã PIN khiến thẻ ATM bị khóa là một trong những trường hợp mà nhiều khách hàng gặp phải. Mỗi ngân hàng đều có quy định riêng về số lần nhập sai mã PIN sẽ bị khóa thẻ. Đa số, thẻ ATM nhập sai mã pin 3 lần sẽ bị khóa. Cũng có một số ngân hàng khác sẽ quy định số lần nhập mã pin tối đa là 2, 4 hoặc 5 (tùy theo). Khi nhập sai mã PIN quá số lần quy định ngân hàng sẽ phát hiện bất thường, nghi ngờ đó không phải là chủ thẻ và ngay lập tức khóa thẻ để bảo vệ quyền lợi của bạn.
Việc ngân hàng giới hạn số lần nhập mã PIN nhằm nâng cao tính bảo mật cho tài khoản của bạn. Tránh những đối tượng xấu cố nhập mã PIN để hack tài khoản. Do đó, bạn nên tự bảo vệ mã PIN của mình, tránh không cho người khác thấy hoặc biết khi rút tiền tại máy ATM để hạn chế rủi ro này xảy ra.

Sử dụng máy ATM không có liên kết với ngân hàng
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng có sự liên kết với nhau nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch bằng thẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa có sự liên kết với nhau. Do vậy, khi bạn thực hiện các giao dịch tại máy ATM khác hệ thống mà không có sự liên kết với ngân hàng bạn đang sử dụng thẻ thì thẻ ATM cũng có nguy cơ bị khóa.
Thẻ bị hư hỏng nhưng vẫn đút vào cây ATM
Trong quá trình sử dụng và bảo quản thẻ nhưng không may thẻ ATM của bạn bị móp méo, hư hỏng băng từ, gãy,.. làm cho máy không ghi nhận được thông tin về thẻ và tiến hành khóa thẻ.
Lỗi do hệ thống ngân hàng
Thỉnh thoảng thẻ ngân hàng của bạn có thể bị khóa do một số nguyên nhân như lỗi hệ thống của ngân hàng hoặc lỗi kỹ thuật của máy ATM/POS khiến các giao dịch của bạn không thể thực hiện. Hoặc ngân hàng nghi ngờ bạn bị mất thông tin phát sinh các giao dịch bất thường. Lúc này ngân hàng sẽ khóa thẻ để tránh rủi ro cho chủ
Làm thế nào để biết thẻ ATM bị khóa?
Như vậy, bạn đã biết có rất nhiều nguyên nhân làm thẻ ngân hàng bị khóa. Tuy nhiên, để biết chính xác thẻ ATM bị khóa hay không thì bạn cần thực hiện các bước kiểm tra như sau:
Kiểm tra tại máy ATM
Bạn có thể sử dụng hệ thống cây ATM để kiểm tra xem thẻ ngân hàng của mình có bị khóa hay không, thông qua các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Tìm máy ATM của ngân hàng bạn đang sử dụng thẻ hoặc máy ATM của ngân hàng có liên kết với ngân hàng đang sử dụng thẻ.
- Bước 2: Cho thẻ ATM vào khe và tiến hành nhập mã PIN.
- Bước 3: Trên màn hình máy ATM sẽ hiển thị thông báo bị lỗi. Điều này có nghĩa là thẻ của bạn đã bị khóa. Nếu thẻ ATM vẫn có thể thực hiện được các giao dịch bình thường tức là thẻ không bị khóa.

Kiểm tra online bằng ngân hàng số
Nếu tài khoản ngân hàng của bạn sử dụng dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking thì cũng có thể kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không bằng cách:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản ngân hàng số Internet Banking hoặc Mobile Banking.
- Bước 2: Chọn mục Thẻ hoặc Tài Khoản Thẻ.
- Bước 3: Trên màn hình sẽ có thông báo về tình trạng thẻ còn hoạt động hay đã bị khóa.
Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng
Ngoài các cách kiểm tra ở trên bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng để kiểm tra. Khi đi bạn nhớ mang theo giấy tờ tùy thân gốm CMND/CCCD, thẻ ATM và đến chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất để được nhân viên ngân hàng hỗ trợ kiểm tra tình trạng hoạt động của thẻ. Nếu không may thẻ ATM bị khóa thì bạn có thể thực hiện cách mở khóa thẻ ATM luôn.
Gọi điện thoại đến đường dây nóng của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều có số điện thoại Hotline để giải đáp các vấn đề cấp bách mà khách hàng gặp phải. Nếu bạn muốn biết thẻ ngân hàng của mình có bị khóa hay không thì bạn có thể gọi điện vào số Hotline này. Sau đó, bạn cung cấp thông tin cá nhân, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn kiểm tra thẻ một cách nhanh nhất.
Hướng dẫn các cách mở khóa thẻ ATM
Để kích hoạt thẻ ngân hàng bị khóa bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau đây:
Mở khóa thẻ ATM trực tiếp tại ngân hàng
Thẻ ngân hàng của bạn bị khóa do nhập sai mã PIN nhiều lần thì bạn cần phải đợi ít nhất 1 ngày thì mới có thể tiếp tục sử dụng với mã PIN cũ. Tuy nhiên, nếu vẫn không chắc chắn về mã PIN cũ thì bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc gọi điện hotline của ngân hàng để xin cấp lại mã PIN.
Còn đối với các trường hợp khác, thì bạn cần đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu mở lại thẻ. Theo chính sách cũng như quy định của các ngân hàng bạn cần mang giấy tờ tùy thân như CMND/thẻ CCCD còn hiệu lực.
Thủ tục mở lại thẻ hết sức đơn giản nhưng phải đích thân bạn đi thực hiện. Đồng thời, bạn cần phải cung cấp chính xác chữ ký như khi tiến hành đăng ký mở thẻ, khai báo số dư tại thời điểm hiện tại để xác thực thông tin. Chỉ cần bạn thực hiện đầy đủ các yêu cầu như trên thì trong vòng 25 – 30 phút là thẻ của bạn được mở lại chức năng hoạt động.
Tuy nhiên, đối với trường hợp thẻ tín dụng không bị khóa nhưng muốn kích hoạt để sử dụng bạn cần đóng đầy đủ các chi phí nợ cho ngân hàng.

Mở thẻ ATM bị khóa online bằng dịch vụ, app của ngân hàng
Khi thẻ ATM bị khóa bạn cũng có thể kích hoạt lại thẻ bằng cách sau:
- Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào app Mobile Banking/Internet Banking của hệ thống ngân hàng mà khách hàng đang dùng.
- Bước 2: Bấm chọn vào mục Dịch vụ thẻ.
- Bước 3: Nhấn chọn Khóa/ Mở khóa thẻ.
- Bước 4: 1 mã OTP được gửi về điện thoại của bạn, bạn hãy điền mã đó vào ô tương ứng.
- Bước 5: Quá trình kích hoạt lại thẻ ATM được bắt đầu.
Những lưu ý để thẻ ngân hàng không bị khóa
Để tránh thẻ ATM bị khóa và hạn chế những rủi ro, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Bảo mật tuyêt đối mã PIN của mình. Không tiết lộ, không cho ai nhìn thấy mã PIN của thẻ ATM. Khi thực hiện các giao dịch tại cây ATM, bạn nên che chắn cẩn thận khi nhập mật khẩu.
- Trong trường hợp bị mất cắp, thất lạc thẻ, khách hàng báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và thu hồi nếu xuất hiện giao dịch tại các cây ATM.
- Chỉ nên thực hiện các giao dịch tài chính tại hệ thống ATM cùng hệ thống hoặc cây ATM của những ngân hàng liên kết mở thẻ.
- Nên bảo quản thẻ cẩn thận, tránh trường hợp thẻ bị hư hỏng, gãy méo, trầy xước,… làm hệ thống không tiếp nhận được thông tin của thẻ.
- Để ý hạn sử dụng của thẻ ATM và trong 3 tháng nên sử dụng thẻ để giao dịch 1 lần để không bị khóa thẻ.
- Thẻ của quý khách sẽ bị ATM thu giữ nếu không nhận lại thẻ sau 30 giây kể từ khi máy trả thẻ hoặc thẻ đang báo mất. Vì vậy, nhận lại thẻ ngay sau khi thực hiện xong giao dịch.
Thẻ bị khóa có thể nhận và rút tiền được không?
Khi thẻ ATM bị khóa, thì tất cả các giao dịch bằng thẻ trên máy ATM sẽ không thực hiện được bao gồm: rút tiền, chuyển khoản, vấn tin tài khoản, sao kê,…
Tuy nhiên, số tài khoản vẫn còn nên số dư trong tài khoản không bị ảnh hưởng. Do vậy, nếu có người chuyển tiền vào số tài khoản thì bạn vẫn có thể nhận được tiền. Nhưng nếu bạn muốn rút tiền trong tài khoản thì cần phải mang CMND tới các quầy giao dịch ngân hàng để làm thủ tục trực tiếp hoặc làm lại thẻ ATM mới.
Ngoài ra nếu bạn có đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking thì bạn vẫn có thể tiến hành các giao dịch chuyển tiền, thanh toán tiền như bình thường.
Thẻ ATM bị khóa có thanh toán máy POS được không
Tương tự như trường hợp rút tiền, chuyển khoản khách hàng không thể dùng thẻ ATM để trực tiếp thanh toán nếu như thẻ đã bị khóa. Thay vào đó, khách hàng có thể sử dụng các phương pháp thanh toán thông qua ngân hàng điện từ (Internet banking/ Mobile banking) hoặc ví điện tử để giao dịch tại các hệ thống máy POS.
Tổng kết
Thẻ ATM bị khóa tuy mang lại nhiều bất tiện cho người dùng nhưng việc khóa thẻ phần nào giúp bạn bảo vệ tài sản an toàn hơn, tránh các giao dịch gian lận, nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin hữu ích ở trên đã giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân cũng như cách giải quyết vấn đề thê ATM bị khóa. Từ đó biết cách sử dụng, bảo quản thẻ ATM hợp lý để hạn chế tình trạng thẻ ATM bị khóa và không làm gián đoạn giao dịch khi sử dụng thẻ ngân hàng.