Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính
  • Ngân hàng
    • Giờ làm việc
    • Tổng đài
    • Lãi suất
    • Ngân hàng số
    • Swift Code
    • Thẻ ngân hàng
  • Kiến thức tài chính
No Result
View All Result
Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính
  • Ngân hàng
    • Giờ làm việc
    • Tổng đài
    • Lãi suất
    • Ngân hàng số
    • Swift Code
    • Thẻ ngân hàng
  • Kiến thức tài chính
No Result
View All Result
Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT
Home Ngân hàng Thẻ ngân hàng Thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cách tăng hạn mức thẻ tín dụng

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Năm 9, 2023
in Thẻ tín dụng
Reading Time: 7 mins read
0
ADVERTISEMENT
Share on FacebookShare on Twitter

Nội Dung

  1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
  2. Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng
    1. Kiểm tra tại quầy giao dịch
    2. Kiểm tra bằng Internet banking
    3. Kiểm tra bằng máy ATM
  3. Cách tăng hạn mức thẻ tín dụng
    1. Điều kiện tăng hạn mức
    2. Quy trình tăng hạn mức thẻ tín dụng

Bên cạnh các vấn đề như lãi suất thẻ tín dụng, phí thường niên thì hạn mức thẻ tín dụng là một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm nhiều nhất.

Trong bài viết đưới đây, KNQLTC sẽ giải đáp chi tiết hạn mức thẻ tín dụng là gì, cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng và cách tăng hạn mức thẻ tín dụng.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (tiếng Anh: Credit card) là thẻ do ngân hàng phát hành cho phép chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán mà không cần có sẵn tiền trong thẻ.

Số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ tín dụng để thanh toán trong một thời gian nhất định được gọi là hạn mức thẻ tín dụng.

Hiểu một cách đơn giản, thẻ tín dụng là thẻ “xài trước, trả sau”, ngân hàng ứng trước cho bạn một số tiền để chi tiêu sau đó bạn trả lại cho ngân hàng sau một thời gian nhất định. Điều này tương tự như bạn vay vốn của ngân hàng. Do đó, hạn mức thẻ tín dụng cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí như thu nhập, lịch sử tín dụng và tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau tùy vào mục đích sử dụng thẻ và cũng phụ thuộc vào ngân hàng mà khách hàng mở thẻ tín dụng. Ví dụ như thẻ tín dụng cơ bản có hạn mức dưới 100 triệu đồng, trong khi thẻ tín dụng VIP có hạn mức lên đến hàng tỷ đồng hoặc không giới hạn hạn mức.

Cụ thể

  • Thu nhập: Mức lương chuyển khoản qua ngân hàng (tương đương 7 đến 10 lần lương), Mức lương nhận qua tiền mặt ( tương đương 2 đến 3 lần lương)
  • Tài sản đảm bảo: Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên 70 đến 90% giá trị)
  • Lịch sử giao dịch: Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp của khách hàng đã được ngân hàng, tổ chức tín dụng phê duyệt.

Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng

Tùy thuộc vào từng ngân hàng sẽ có cách kiểm tra khác nhau, tuy nhiên sẽ có 3 cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng cơ bản đó là kiểm tra tại quầy giao dịch, kiểm tra bằng Internet banking và tại máy ATM.

Kiểm tra tại quầy giao dịch

Chủ thẻ chỉ cần tới ngân hàng, cung cấp CMND/thẻ CCCD dùng khi mở thẻ tín dụng để nhân viên kiểm tra.

Kiểm tra bằng Internet banking

Khách hàng có sử dụng dịch vụ internet banking của ngân hàng có thể sử dụng để tra cứu hạn mức thẻ tín dụng.

Kiểm tra bằng máy ATM

Khách hàng có thể sử dụng ATM để tra cứu thông tin tài khoản, rút tiền thẻ tín dụng, tra cứu hạn mức thẻ tín dụng.

Cách tăng hạn mức thẻ tín dụng

Trong qua trình sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng hoàn toàn có thể thay đổi hạn mức của thẻ cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu chi tiêu ở thời điểm hiện tại của mình.

Việc thay đổi hạn mức tín dụng giúp ích cho nhiều khách hàng. Nhất là với những khách hàng có nhu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng.

Điều kiện tăng hạn mức

Không phải ai cũng có đủ điều kiện nâng hạn mức tín dụng. Để được duyệt yêu cầu tăng hạn mức, bạn cần xem xét 2 yếu tố dưới đây.

Thu nhập hiện tại cao hơn

Để được nâng hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng cần chứng minh cho ngân hàng thấy thu nhập hiện tại của bạn cao hơn lúc đăng ký phát hành thẻ.

Tăng thu nhập là yếu tố quan trọng đầu tiên làm căn cứ giúp ngân hàng xem xét và phê duyệt yêu cầu của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể chứng minh bằng việc sở hữu thêm các tài sản có giá trị như: bất động sản, có bảo hiểm nhân thọ, sổ tiết kiệm…

Lịch sử tín dụng tốt

Ngoài việc tăng mức thu nhập hiện tại hoặc tăng tài sản sở hữu. Các ngân hàng còn xem xét lịch sử tín dụng của bạn. Vì vậy, để được xét duyệt tăng hạn mức thẻ tín dụng, bạn hãy tạo thói quen giao dịch tốt để tạo nên một lịch sử tín dụng tốt bằng cách:

  • Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích;
  • Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn;
  • Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn;
  • Kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới
  • Hạn chế tối đa giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng;
  • Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng trong cùng một ngân hàng;

Quy trình tăng hạn mức thẻ tín dụng

Khi có nhu cầu thay đổi hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng chỉ cần ra chi nhánh ngân hàng mở thẻ gần nhất để đăng ký.

Bước 1: Khách hàng tới chi nhánh/ PGD của ngân hàng gần nhất mà mình mở thẻ tín dụng.

Tại quầy giao dịch, bạn trao đổi với nhân viên về nhu cầu của mình để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất.

Ngoài ra, nếu bạn có số điện thoại của nhân viên đã phát hành thẻ cho bạn, bạn có thể liên hệ để được tư vấn trực tiếp.

Bước 2: Chuẩn bị và cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng mà bạn đã làm việc. Hồ sơ có thể bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân và mẫu đơn đề nghị tăng hạn mức thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành.
  • Hồ sơ chứng minh : Dựa vào các căn cứ tăng hạn mức, khách hàng cung cấp hồ sơ theo căn cứ đó.

Ví dụ:

Nếu tăng hạn mức do tăng thu nhập thì bạn cần cung cấp sao kê tài khoản lương trong 3 tháng gần nhất.

Tăng hạn mức do khách hàng có sổ tiết kiệm có giá trị hơn để đưa vào làm tài sản cho việc sử dụng thẻ tín dụng thì cung cấp thông tin sổ tiết kiệm để làm căn cứ. Nếu là bất động sản, ô tô thì cung cấp sổ đỏ, đăng ký xe…

Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra tính xác thực của hồ sơ mà khách hàng cung cấp; kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định nâng hạn mức lớn hơn.

Bước 4: Khách hàng đồng ý và được nâng hạn mức tín dụng theo quy định. Sau đó khách hàng được phép tiếp tục sử dụng như bình thường.

Nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng và giảm thiểu thời gian xử lý, nhiều ngân hàng còn có hình thúc tự động nâng hạn mức thẻ tín dụng của bạn sau một thời gian sử dụng.

Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về hạn mức thẻ tín dụng và giúp bạn sử dụng thẻ một cách hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
ADVERTISEMENT
Previous Post

KienLongBank là ngân hàng gì? Thông tin Ngân hàng KienLongBank

Next Post

Vay vốn sinh viên Agribank: Điều kiện, thủ tục, lãi suất

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính là website chia sẻ các kiến thức, kỹ năng tài chính cơ bản cho người Việt Nam. Là nguồn thông tin đáng tin cậy cho người Việt Nam để tìm hiểu về tài chính cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

10+ App Vay Tiền Online Uy Tín, Giải Ngân Nhanh Năm 2022

App vay tiền online nào uy tín, lãi suất thấp?

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Sáu 8, 2023
0

Ngoài hình thức vay tiền chính thống như vay qua ngân hàng thì vay tiền qua app được rất nhiều...

PG Bank là ngân hàng gì

PG Bank là ngân hàng gì? Ngân hàng PG Bank có uy tín không?

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Sáu 8, 2023
0

Hiện nay so với các ngân hàng thuộc hệ thống trung ương, nhiều ngân hàng thương mại cũng không kém...

Ngân hàng số Cake by VPBank

Cake là gì? Ngân hàng số Cake có lừa đảo không?

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Sáu 8, 2023
0

Ngân hàng số Cake ra đời không chỉ là mang đến cuộc cách mạng trải nghiệm với vô vàng sự...

vay 20 triệu

Vay 20 triệu trả góp ở đâu uy tín, lãi thấp?

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Sáu 8, 2023
0

20 triệu là một con số không hề thấp, do đó, để đảm bảo an toàn trong quá trình vay,...

Load More
Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính là cuộc thi thường niên do Công Ty Visa phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai cho thế hệ trẻ Việt Nam.

CHUYÊN MỤC

Giờ làm việc ngân hàng

Swift Code ngân hàng

Hotline – Tổng đài ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng

Tỷ giá ngân hàng

Lãi suất ngân hàng

TAGS

ABBank ACB Agribank Bac A Bank BAOVIET Bank BIDV CBBank Citibank DongA Bank Eximbank Fe Credit GPBank HDBank Hong Leong Bank HSBC Indovina Bank IVB Bank KBank Kienlongbank MBBank Nam A Bank NCB ngân hàng công thương Ngân Hàng Quốc Dân OCB Oceanbank PG Bank PVcomBank Sacombank Saigonbank SCB SeABank Shinhan Bank Techcombank TPBank UOB VDB VIB VietABank Vietbank Vietcombank Vietinbank Viettel Money VPBank VRB

BÀI VIẾT MỚI

  • App vay tiền online nào uy tín, lãi suất thấp?
  • PG Bank là ngân hàng gì? Ngân hàng PG Bank có uy tín không?
  • Cake là gì? Ngân hàng số Cake có lừa đảo không?
  • Vay 20 triệu trả góp ở đâu uy tín, lãi thấp?
  • SHB là ngân hàng gì? Ngân hàng SHB có tốt không?
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Chính sách bảo mật

© 2022 kynangquanlytaichinh.com.vn – All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Ngân hàng
    • Giờ làm việc
    • Tổng đài
    • Lãi suất
    • Ngân hàng số
    • Swift Code
    • Thẻ ngân hàng
  • Kiến thức tài chính

© 2022 kynangquanlytaichinh.com.vn – All Rights Reserved