Gần đây, một từ khóa đang trở nên rất “hot” trong ngành tài chính đó là Fintech. Theo dự báo của các chuyên gia, Fintech có tác động rất mạnh mẽ đến các thành phần quan trọng nhất của ngành tài chính. Do đó, nó rất có thể có khả năng tái định hình ngành này.
Vây Fintech là gì? Có hay không khả năng đe dọa đến hệ thống ngân hàng của cuộc cách mạng Fintech?
Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây!
Fintech là gì?
Fintech là một thuật ngữ tiếng anh được ghép bởi hai từ “Financial” và “Technology” có nghĩa là ”công nghệ tài chính”. Hiểu nôm na thì Fintech là khái niệm chỉ việc tận dụng sự sáng tạo và phát triển công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính.
Ở khía cạnh đầy đủ, Fintech được định nghĩa là một ngành công nghiệp tài chính mới, trong đó áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.

Nhắc đến Fintech là nhắc đến các ứng dụng, qui trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính. Trong đó bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính được cung cấp theo quy trình từ “điểm cuối tới điểm cuối” qua mạng internet. Do vậy, Fintech mang mục đích chính là cải thiện bộ máy hoạt động của tài chính và đầu tư, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nang cao hiệu quả.
Fintech xuất hiện từ đầu những năm 1990, do Citigroup11 khởi sướng, lúc này được gọi là “ Hiệp hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính” và ra đời với mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác về công nghệ. Tuy nhiên, Fintech chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý từ năm 2014 và đến nay, số lượng người tham gia lĩnh vực này đang ngày càng tăng mạnh.
Các nhóm đối tượng của Fintech
Khác với thị trường tài chính truyền thống, Fintech không chỉ bao gồm hai bên là các định chế tài chính và khách hàng, mà còn có bên thứ ba tham gia vào mối quan hệ này đó là các công ty Fintech, trong đó:
Các công ty Fintech:
Là các công ty độc lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính.
Đối tượng khách hàng của các công ty Fintech có thể là khách hàng (người sử dụng cuối cùng) hoặc cũng có thể là các định chế tài chính.
Các định chế tài chính:
Đây được xem là thực thể quan trọng trong ngành tài chính. Bao gồm ngân hàng, nhà đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính,…
Các định chế tài chính cùng với các công ty Fintech ngày càng hợp tác sâu rộng hơn, bởi tầm quan trong và ảnh hưởng của công nghệ đến cách hoạt động tài chính ngày một lớn. Mặt khác, bản thân các định chế tài chính này cũng trực tiếp tham gia đầu tư vào các công ty Fintech, các hoạt động nghiên cứu, từ đó dần chủ động nắm giữ công nghệ mới hòng chiếm lĩnh thị trường.
Khách hàng:
Khách hàng ở đây là những người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính nói chung.
Có thể nói rằng, các ứng dụng công nghệ mới ra đời thì khách hàng chính là người hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính, các công ty Fintech hoặc đợn giản là những tiện ích tuyệt vời mà công nghệ mang lại.
Những nhóm sản phẩm chính của Fintech
Các sản phẩm trong Fintech được chia làm hai nhóm dựa trên sự phân loại các đối tượng sử dụng, bao gồm:
Nhóm 1: Các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng
Bao gồm các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác. Nhóm sản phẩm này ra đời với mục đích cải thiện cách vay mượn cá nhân, cách quản lý tiền bạc và tài trợ vốn cho các startup nhỏ.
Nhóm 2: Các sản phẩm phục vụ cho các định chế tài chính và các công ty Fintech
Nhóm sản phẩm này là các công nghệ “back-office” nhằm hỗ trợ hoạt động của các định chế tài chính cũng như bản thân các fintech.
Trên thực tế, bên cạnh những dịch vụ thông thường như cho vay, thanh toán, chuyển tiền,… thì Fintech còn cung cấp nhiều dịch vụ trải rộng hơn. Chẳng hạn như:
- Cho vay ngang cấp (peer to peer lending)
- Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding)
- Tư vấn tài chính (personal finance)
- Quản trị dữ liệu (data management)
- Công nghệ bảo hiểm (insurtech)
- Tiền tệ số (crypto blockchain)
- V,v,…
Vai trò của Fintech đối với ngành tài chính
Fintech có khả năng tái định hình ngành tài chính , đồng thời, tác động mạnh mẽ đến các yếu tố được xem là quan trọng nhất của ngành này.
Hiện tại, các công ty tài chính đều cho vay theo mô hình P2P (cho vay ngang hàng) – kết nối trực tiếp người cho vay với người đi vay thông qua nền tảng công nghệ. Cách làm này đã cho thấy hiệu quả hoạt động rất tốt, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian một cách đáng kể so với phương thức truyền thống.
Mặt khác, các đồng tiền ảo như Bitcoin, Ethereum, Ripple cũng đang được nhiều ông lớn trên thị trường tài chính thử nghiệm trong việc áp dụng trong thanh toán online nhằm thay thế các phương thức thanh toán và tài sản truyền thống.
Tác động của Fintech đối với ngành tài chính
Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống:
Tác động lớn nhất của Fintech là đối với ngành dịch vụ ngân hàng. Bằng chứng là xu thế của mạng xã hội, mobile banking, tablet banking, ngân hàng kỹ thuật số, các kênh bán hàng qua internet,… ngày một phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Xu hướng tổ chức tài chính, ngân hàng “không giấy”:
Việc xu hướng này đang dần trở nên phổ biến phổ biến cũng tạo ra thách thức không hề nhỏ đối với các kênh dịch vụ tài chính truyền thống, nhất là trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh. Đồng thời, công nghệ tài chính hiện đại nngayf càng cạnh tranh gay gắt hơn trong các định chế tài chính.
Fintech hỗ trợ các ứng dụng công nghệ cao:
Các Big Data đóng vai trò phân tích hành vi khách hàng, giúp các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên ngoài và bên trong. Điều này giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng.
Fintech đang dần chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng:
Một ví dụ thực tế nhát cho tình trành trên chính là việc các ngân hàng hoàn taofn đứng ngoài cuộc trong dịch vụ tiền ảo Bitcoin – một hệ thống tiền tệ mới với quy mô ngày một lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Làm thay đổi cơ cấu thị trường lao động lĩnh vực tài chính-ngân hàng:
Máy móc, công nghệ được dự đoán là sẽ thay thế cho một lượng lớn nhân viên từ các tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán và ngân hàng,.. Thay vào đó, nguồn nhân lwucj có chất lượng cao, giỏi cả về công nghệ thông tin lẫn chuyên môn nghiệp vụ tài chính ngàng càng được chú trọng.
Cuộc cách mạng Fintech có khả năng đe dọa đến hệ thống ngân hàng không?
Câu trả lời là có!
Các ngân hàng giờ đây đã nhận thấy rõ một thực tế rằng: công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ, có thể khiến ngành ngân hàng thay đổi một cách căn bản giống như bao ngành khác.
Tuy nhiên, song song với việc dùng robot tư vấn và các công nghệ sẽ giúp ngân hàng phục vụ khách hàng tốt hơn thì một thực tế cần phải đối diện là: hàng nghìn nhân viên có thể bị mất việc bởi sự thay thế của máy móc. Một vấn đề lo ngại khác cũng đặt ra cho các ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán và những định chế tài chính truyền thống khác rằng: vì luật quản lý của chúng ta bây giờ mới bắt đầu được xây dựng, há chẳng phải sẽ tạo cho các công ty Fintech có lợi thế lớn trong cuộc đua giành thị phần hay sao?
Do đó, những người trong ngành lo ngại rằng làn sóng công nghệ sẽ nhanh chóng thay thế những phương thức truyền thống, khiến cho công việc kinh doanh của nhiều ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều nếu như các ngân hàng không bắt kịp được với công nghệ.
Các ngân hàng làm gì để đối phó với làn sóng Fintech?
Trước làn sóng Fintech ngày càng tác động mạnh mẽ, các ngân hàng đang cố gắng để đi trước một bước. Một số ngân hàng đã tự mìn thử nghiệm với Fintech dựa trên chính sức mạnh thương hiệu và công nghệ. Một ý tưởng mới đang được la truyền mạnh mẽ trong ngành ngân hàng đó là lập nên những “ngân hàng Fintech” chằm nắm giữ và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tài chính.
Tuy nhiên, việc thành lập những “ngân hàng Fintech” không hề dễ dàng. Bởi lẽ, các ngân hàng lớn rất khó để tích hợp công nghệ mới vào hệ thống máy tính đã cũ của họ, mặc dù tiền đầu tư không phải là ít. Do đó, việc đổi mới này dường như diễn ra khá chậm chạp, nhất là những ông lớn trong ngành ngan hàng.
Có thể thấy, Fintech bùng nổ và phát triển mạnh trong những năm gần đây đã tác động manh mẽ và làm thay đổi căn bản các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong ngành tài chính. Đồng thời cũng tạo nên một cuộc chạy đua công nghệ cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thực thể trong thị trường tài chính. Cùng đón chờ những cú chuyển mình ngoạn mục hay những “pha phản đòn” của các định chế tài chính truyền thống trước sự phát triển có phần lấn át của Fintech trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.