Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cần lưu ý giữ bí mật số CVV in trên mặt sau thẻ để đảm bảo an toàn cho các giao dịch thanh toán online của mình
Đối với những người đang sở hữu trong tay một chiếc thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán thì số in sau thẻ không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến lý do xuất hiện và công dụng của nó. Hãy cùng tìm hiểu CVV là gì? CVV dùng để làm gì trong bài viết dưới đây.
CVV là gì?
CVV – Card Verification Value là 3 chữ số mã dùng để xác minh các giao dịch bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán VISA. CVV được in trên mặt sau của thẻ. Tương tự đối với những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán của MasterCard thì mã số được in sau thẻ gọi là CVC – Card Verification Code. Hai loại mã này về bản chất giống hệt nhau, và chỉ khác nhau tên gọi.
CVV và CVC được xem như một công cụ để gia tăng sự an toàn khi giao dịch bằng thẻ VISA, đặc biệt là đối với các giao dịch trực tuyến. Ưu điểm của nó là rất dễ nhớ và cũng rất an toàn nếu bạn sử dụng thẻ đúng cách.
Tuy nhiên, nếu bất thì chỉ cần có thông tin cá nhân và mã CVV, kẻ gian có thể thực hiện giao dịch trực tuyến ngoài tầm kiểm soát của bạn. Chính vì vậy bạn cần tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, đảm bảo sử dụng thẻ tiện lợi nhưng cũng an toàn, tránh bị mất tiền.
Sử dụng mã CVV để thanh toán như thế nào?
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc thanh toán trực tuyến ngày càng được đảy mạnh. Việc sử dụng mã số CVV hay CVC để thanh toán dần được mọi người sử dụng rộng rãi hơn. Thậm chí, nhiều người đăng ký mở thẻ tín dụng, thẻ thanh toán chủ yếu là để phục vụ cho việc mua sắm online này.
Để dung mã CVV khi thanh toán trực tuyến, bạn làm như sau:
- Bước 1: Truy cập vào các trang thương mại điện tử
- Bước 2: Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản mới
- Bước 3: Lựa chọn hàng hóa bạn cần mua và thêm vào giỏ hàng
- Bước 4: Lựa chọn địa chỉ giao hàng và thông tin người nhận.
- Bước 5: Tiến hành thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của bạn
- Bước 6: Nhập thông tin thẻ và mã CVV in trên mặt sau thẻ
- Bước 7: Xác nhận thanh toán và hoàn tất giao dịch.
Sau khi lựa chọn thanh toán qua mã số CVV bạn sẽ cần điền những thông tin cần thiết vào mẫu thanh toán gồm: tên chủ thẻ, số thẻ và thời hạn hết hiệu lực thẻ. Biểu mẫu này có thẻ khác nhau đối với từng ngân hàng, từng loại thẻ.
Như vậy, khi sử dụng CVV để thanh toán Online, bạn sẽ không cần mã PIN để xác thực thanh toán. Vì vậy, chức năng của CVV vô cùng quan trọng. Nếu quên mã, bạn sẽ không thể thanh toán được. Còn nếu để lộ mã, rất có thể bạn sẽ bị lợi dụng và chiếm đoạt tiền thanh toán.
Sử dụng mã CVV an toàn
Nếu một ngày bạn nhận được tin nhắn báo phát sinh giao dịch từ thẻ tín dụng trong khi bạn không hề sử dụng thẻ để thanh toán, thì rất có thể, bạn đã bị lộ thông tin CVV của thẻ. Bởi vì mã số này được in rất rõ rang ngay trên mặt sau của thẻ, vì vậy, nếu bạn không che lại, thì người ngoài có thể dễ dàng nhìn thấy chúng.
Một trong những cách bảo vệ mã CVV đơn giản nhất hiện nay chính là việc bạn ghi nhớ chúng, và xóa dòng mã số được in trên thẻ. Hoặc làm mờ, gây nhầm lẫn để kẻ gian không biết chính xác số bị tẩy xóa là gì.
Tuy nhiên, Khi xóa hoặc làm mờ CVV cần đảm chip thẻ không bị xước xát thì kể cả có bị cong vênh thẻ vẫn giao dịch được bình thường.
Đây là mẹo giúp thông tin của người dùng được bảo mật tốt hơn, tuy nhiên nếu bạn luôn cẩn thận và đề cao cảnh giác khi giao dịch bằng thẻ thì sẽ chẳng bao giờ phải dùng tới các phương án này.
Lời khuyên cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng
Đầu tiên, khách hàng cần bảo vệ thông tin thẻ tín dụng của mình
Ngoài việc ghi nhớ và xóa mã số CVV thì bạn còn cần bảo mật rất nhiều các thông tin khác nữa. Ví dụ như số thẻ, thời gian phát hành, ngày tháng năm sinh của bạn,… Đây cũng là những thông tin được in trên thẻ hoặc khá dễ dàng để tìm kiếm. Vì vậy, bạn cũng nên lưu ý với những thông tin này.
Trên mặt sau của thẻ, ngân hàng có để một chỗ trống cho khách hàng ký tên. Tuy nhiên, người dung Việt Nam thường bỏ qua điều này. Đây cũng là một phương pháp bảo vệ thẻ vô cùng hiệu quả. Mỗi giao dich thanh toán tại quầy, nhân viên thu ngân sẽ yêu cầu bạn ký tên vào biên lại. Đối chiếu chữ ký trên thẻ và chữ ký trên các hóa đơn thanh toán là phương thức xác nhận giao dịch cho cả bạn và ngân hàng. Nếu bạn không ký tên lên thẻ, trong trường hợp bạn bị mất thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ không có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của bạn.
Đăng ký nhận thông báo số dư qua tin nhắn điện thoại
Đôi khi bạn bị mất thẻ mà không hề hay biết. Trong trường hợp này, việc nhận thông báo số dư qua SMS có thể giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những giao dịch bất thường. Khi đó bạn cần thông báo ngay với ngân hàng để tạm khóa chức năng thanh toán thẻ. Bạn có thể sẽ được hoàn tiền nếu như giao dịch trên thẻ sau khi được xác minh là giao dịch trái phép.
Phí đăng ký thông báo biến động số dư qua tin nhắn cũng không hề đắt. Nhiều ngân hàng thu phí từ 5000 đồng đến 9000 đồng mỗi tháng. Thậm chí, một số ngân hàng miễn phí dịch vụ này, coi đây là một tiện ích dành tặng khách hàng.
Chỉ thanh toán trên những website uy tín
Không ai phủ nhận được những lợi ích mà khoa học công nghệ mang lại, tuy nhiên, có cũng vô tình kéo theo nhiều hình thức lừa đảo, tội phạm công nghệ. Nhiều người khi thanh toán online đã từng bị đánh cắp các thông tin quan trọng của thẻ tín dụng như thông tin cá nhân, thông mã thẻ,… chỉ vì truy cập vào các trang web mua bán giả mạo. Các trang này được thiết kế y hệt nhưng các trang thương mại điện tử nổi tiếng, khiến người dùng thẻ bị lừa điền các thông tin quan trọng và hóa đơn giả và bị đánh cắp thông tin.
Để tránh bị đánh cắp thông tin từ những trang web giả, bạn nên kiểm tra kỹ địa trang web trước khi cung cấp bất kỳ thông tin gì? Tránh xa các trang web với giao diện cũ kỹ. Để kiểm tra tính bảo mật của các website trước khi nhập thông tin thẻ tín dụng, hãy nhìn vào địa chỉ URL của trang. Bạn chỉ nên nhập thông tin thẻ tín dụng với những website với địa chỉ bắt đầu bằng “https://” thay vì “http://”, các trang này thường xuất hiện biểu tượng hình ổ khóa bên phía trái địa chỉ trang.
Hạn chế thực hiện các giao dịch thanh toán online bằng mã CVV tại các máy tính công cộng
Các máy tính công cộng với kết nối mạng internet không đảm bảo thực sự là một mối nguy hại cho thông tin thẻ của bạn. Hiện nay chưa có một cơ chế nào để kiểm soát tất cả các hoạt động của người dùng trong hệ thống các máy tính tại nơi công cộng. Những máy này có thể bị cài đặt keylogger – một phần mềm có thể đọc được tất cả những thông tin mà bạn nhập từ bàn phím máy tính. Bạn sẽ rất dễ bị lộ thông tin thẻ tín dụng và mã CVV của mình khi thanh toán.
Thêm nữa, khi sử dụng máy tính và điện thoại truy cập vào các mạng wifi công cộng cũng vậy. Hacker có thể đánh cắp thông tin thẻ từ chính điện thoại hoặc máy tính cá nhân của bạn. Nếu thường xuyên sử dụng thẻ để thanh toán trực tuyến qua máy tính, điện thoại, tốt nhất là bạn nên cài đặt các phần mềm chặn virus như BKAV, Avast, AntiVirus,… Điều này không những ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân mà còn giúp bạn không gặp phiền toán bởi email, quảng cáo rác hay các trang web giả mạo.