Đối với nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, việc tự quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả là điều vô cùng khó khăn. Rất khó để có thể chi tiêu làm sao mà vừa đủ tiền cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày, vừa đủ tiền cho các khoản phí phát sinh khác. Để có thể giải quyết được vấn đề này, nhiều người đã tìm đến biện pháp chia tiền làm 7 phần để chi tiêu nổi bật hiện nay.
Chia tiền thành 7 phần để tiêu là cách quản lý tiền thông minh, hiệu quả được nhiều người yêu thích và áp dụng thành công. Cách chia tiền này giúp mọi người có thể kiểm soát được việc chi tiêu của mình, sử dụng nguồn tiền hiệu quả và tránh được trường hợp túng thiếu không mong muốn.
Cùng kynangquanlytaichinh theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ hơn về cách thức quản lý tài chính này nhé.
Vì sao phải nên quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là điều rất cần thiết mà mỗi người đều nên thực hiện. Việc quản lý này sẽ giúp bạn kiểm soát được nguồn tiền ra vào mỗi tháng. Chẳng hạn bạn sẽ biết được tháng này mình thu nhập được bao nhiêu, đã chi tiêu bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu. Từ đó, có thể điều chỉnh, lên kế hoạch tài chính trong tháng mới hiệu quả hơn nếu như cảm thấy việc quản lý tháng vừa rồi chưa tốt.
Quản lý tài chính hiệu quả còn giúp bạn luôn có tiền để sử dụng trong cả tháng. Không cần lo thiếu tiền khi gặp các trường hợp phát sinh đột xuất. Luôn có tiền khi bạn muốn đầu tư vào một thứ gì đó cần thiết.
Một khi bạn quản lý tài chính của mình thành công, bạn có thể làm chủ được tiền bạc, làm chủ sự tự do, biến cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ.
Quản lý tài chính hiệu quả bằng cách chia tiền thành 7 phần
Chia tiền thành 7 phần là một cách quản lý tài chính bản thân vô cùng hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều người áp dụng phương pháp này để quản lý tài chính của mình.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần chia nhỏ thu nhập của mình ra thành 7 khoản với tỷ lệ khác nhau tùy vào vào mức độ cần thiết. Mỗi khoản sẽ phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau. Theo dõi nội dung sau đây để biết cách phân chia nhé.

Khoản tiền phục vụ nhu cầu thiết yếu (50%)
Khoản tiền phục vụ nhu cầu thiết yếu được phục vụ để chi trả cho các sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống. Đây là số tiền mà bạn bắt buộc phải bỏ ra hàng tháng để phục vụ cho cuộc sống của mình chẳng hạn như: Tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền mua sắm, tiền đi lại…
Số tiền để phục vụ nhu cầu thiết yếu thường chiếm tỷ lệ 50% trong mức thu nhập của mỗi người. Bởi vì nó dùng để đáp ứng các nhu cầu không thể thiếu mỗi tháng. Mặc dù thói quen sinh hoạt của mỗi người là khác nhau nhưng với mức chia tỷ lệ này, bạn có thể điều chỉnh sao cho hợp lý để phục hợp với cách sinh hoạt của mình.
Khoản tiền đầu tư tăng thu nhập (10%)
Khoản tiền thứ 2 mà bạn cần chi ra đó là tiền dùng cho kế hoạch đầu tư của mình. Mục tiêu của khoản tiền này là giúp bạn đầu tư và tạo ra một khoản thu nhập bên ngoài không phục thuộc vào công việc chính.
Khi sử dụng nguồn tiền đầu tư, bạn có thể tham gia bất kỳ một kế hoạch đầu tư nào mình muốn để tăng thu nhập. Chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng, buôn bán online…
Nhờ khoản tiền này, bạn không cần phải trích tiền ở các nguồn khác vào làm đảo lộn cuộc sống của mình. Hơn nữa, bạn cũng không cần phải lo lắng về việc xoay vòng tiền vốn khổ sở. Đơn giản là vì bạn đã có một nguồn ngân sách hợp lý đầu tư cho kế hoạch đã được định sẵn.
Với tiền đầu tư, bạn không cần trích nhiều, chỉ cần trích 10% trong tổng thu nhập hàng tháng của bạn là đã đủ.
Tiền đầu tư giáo dục (10%)
Việc đầu tư vào việc học của bạn hoặc con cái không chỉ giúp bạn gia tăng kiến thức, kiếm thêm thu nhập mà khiến con bạn trở thành một con người có trí thức, có ích cho xã hội. Vì thế, mỗi tháng, bạn nên trích ra 10% tổng thu nhập của mình để đầu tư vào việc học của mình và con em mình.
Số tiền này sẽ giúp bạn dễ dàng tham gia vào các khoá học cần thiết, mua sách vở hay đăng ký các lớp ngoại khoá hữu ích cho con. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng số tiền trong quỹ giáo dục để kết bạn, giao lưu với những con người có trí thức để có thể học hỏi cách ứng xử, nâng cao giá trị bản thân, mẹo kinh doanh hay mở rộng quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác.
Tiền tiết kiệm dài hạn (10%)
Muốn quản lý tài chính tốt nhất bằng cách chia tiền thành 7 phần thì trong phần tiền được chia không thể thiếu một quỹ tiết kiệm dài hạn. Đây là khoản tiền giúp bạn thực hiện các kế hoạch dài hạn trong tương lai. Chẳng hạn như tiền cưới hỏi, tiền học đại học cho con cái, mua nhà, mua xe…
Bởi vì khoản tiền này là dành cho tương lai, chưa có thời gian sử dụng định sẵn vì thế, bạn không cần phải trích quá nhiều cho vấn đề này. Bạn chỉ cần trích 10% trong tổng thu nhập của mình là được.
Với quỹ tiết kiệm dài hạn bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn. Bạn không cần lo thiếu tiền thực hiện ước mơ hay gặp phải khó khăn bất ngờ trong tương lai như đau ốm, bệnh tật.

Quỹ hưởng thụ (10%)
Một người có cuộc sống luôn phải xoay những thứ như cơm áo – gạo – tiền mỗi ngày hay chỉ nghĩ đến việc lao động chăm chỉ mỗi ngày để tao ra thu nhập cho bản thân và gia đình là một con người đau khổ. Thời gian càng dài, người đó sẽ cảm thấy cuộc sống bế tắc, chán nản, không còn ý nghĩa.
Vốn dĩ sống phải có ý nghĩa thì con người mới vui vẻ và hạnh phúc. Thay vì mải chạy theo việc kiếm tiền, hãy tự thưởng cho bản thân bằng việc đi mua sắm, du lịch, nghỉ dưỡng…Khoản tiền hưởng thụ sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Bạn không cần phải trích nhiều tiền cho việc cho vấn đề này. Chỉ cần tích góp 10% tiền lương hàng tháng là đủ.
Các khoản phát sinh bất ngờ (5%)
Trong cuộc sống, đôi lúc sẽ có những sự việc bất ngờ xảy ra khiến bạn cần dùng đến tiền. Chẳng hạn như đau ốm, thất nghiệp, tiền mừng cưới, tiền quà cáp… Để tránh trường hợp dùng tiền của các khoản khác bù qua làm thâm hụt tài chính. Tốt nhất bạn nên dành ra 1 khoản để phòng ngừa rủi ro.
Không phải lúc nào các khoản phát sinh bất ngờ cũng xảy ra thường xuyên. Do đó, bạn chỉ cần dành 5% tiền lương hàng tháng của mình vào khoản tiết kiệm này để bạn chi tiêu.
Quỹ cho đi (5%)
Đôi lúc, bạn bè người thân của bạn sẽ cần đến bạn giúp đỡ tài chính. Để vừa có thể hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, vừa không làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu đang ổn định của bạn, hãy tạo ra một khoản quỹ cho đi từ 5% tổng số thu nhập của bạn.
Nhiều người thường cho rằng tạo ra khoản tiền này là không cần thiết. Đặc biệt là những người không có điều kiện tài chính cao. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo thì đó cũng là một chuyện tốt. Bởi vì, việc cho đi cũng là một cơ hội cuộc sống, nó giúp ta có thể nhận lại những điều quý giá hay những mối quan hệ tốt đẹp.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ bạn bè, người thân khi họ gặp khó khăn cũng khiến bạn thấy vui vẻ, hạnh phúc, mang lại tâm hồn bạn sự thành công từ trong tiềm thức sâu thẳm.
Nguyên tắc chia tiền thành 7 phần quản lý tài chính
Trong quá trình áp dụng phương pháp quản lý tài chính chia tiền thành 7 phần, bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc cần thiết sau đây để đảm bảo thành công:
- Tạo thói quen quản lý tiền: Khi nhận tiền thu nhập, bạn hãy thực hành chia tiền thành 7 phần để tập quản lý. Bạn không cần phải chia tỷ lệ tiền vào các khoản theo đúng tỷ lệ quy định ở trên. Đôi lúc, bạn có thể chỉnh tỷ lệ lên hoặc giảm xuống ở mục nào đó nếu cảm thấy có ích và hợp lý trong việc chi tiêu của mình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tiền ở các khoản đã được chia, bạn cần nên có thói quen tiết kiệm và giữ tiền để nguồn tiền được tiêu hợp lý và đúng mục đích.
- Tuân thủ các nguyên tắc đặt ra: Mỗi khoản đều có một mục đích sử dụng khác nhau. Hãy tuân thủ sử dụng tiền đúng mục đích đã đề ra. Tuyệt đối không sử dụng lẹm qua khoản tiền ở mục khác và không đụng đến quỹ tiết kiệm dài hạn trước thời gian quy định. Tiền ở mỗi khoản nên được tiêu trải đều đến hết cuối tháng. Điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng tinh thần làm việc tốt, khiến bạn quyết tâm hơn trong việc quản lý chi tiêu hiệu quả ở tháng mới.
- Chăm sóc bản thân tốt: Dù mục tiêu tài chính của bạn lớn, thế nhưng, bạn cũng không nên chỉ lo chăm chăm vào việc kiếm tiền, tiết kiệm mà ngược đãi bản thân. Bạn nên tiêu quỹ hưởng thụ của mình vào thời điểm cần thiết để bản thân được chăm sóc về mặt thể chất lẫn tinh thần, nâng cao hiệu suất làm việc.
- Tạo nguồn thu nhập thụ động: Bạn nên sử dụng tiền đầu tư vào các kênh thu nhập tự động an toàn như chứng khoán, bất động sản, vàng bạc…Nhờ vậy, bạn có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính dài hạn mà không cần phụ thuộc vào người khác. Để có thể lựa chọn được một kênh thụ động hiệu quả, bạn nên phân tích, tìm hiểu năng lực của bản thân để có thể chọn được giải pháp sinh lời phù hợp nhất.
- Không ngừng phát triển bản thân: Đầu tư cho bản thân là một khoản đầu tư thông minh. Bạn có thể học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết hỗ trơ công việc như đọc sách, nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia các khoá học đào sâu kiến thức…Từ đó, bạn có thể dần dần phát triển, tăng thu nhập, nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính mà mình mong muốn.

Kết luận
Chia tiền thành 7 phần là cách quản lý tài chính hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thể thực hiện quản lý tài chính thành công, nâng cao giá trị cuộc sống, khiến bạn trở nên hạnh phúc và vui vẻ.
Nếu bạn thắc mắc nào về cách quản lý nào, hãy comment ngay bên dưới để kynangquanlytaichinh có thể giải đáp bạn nhanh chóng.