Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính
  • Ngân hàng
    • Giờ làm việc
    • Tổng đài
    • Lãi suất
    • Ngân hàng số
    • Swift Code
    • Thẻ ngân hàng
  • Kiến thức tài chính
No Result
View All Result
Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính
  • Ngân hàng
    • Giờ làm việc
    • Tổng đài
    • Lãi suất
    • Ngân hàng số
    • Swift Code
    • Thẻ ngân hàng
  • Kiến thức tài chính
No Result
View All Result
Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT
Home Tài chính cá nhân

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn nên biết

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Năm 9, 2023
in Tài chính cá nhân
Reading Time: 13 mins read
0
ADVERTISEMENT
Share on FacebookShare on Twitter

Nội Dung

  1. Tài chính cá nhân là gì?
  2. Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
  3. Nên bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu cá nhân như thế nào?
  4. 2 công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
    1. Lập kế hoạch quản lý chi tiêu với quy tắc 6 chiếc lọ
      1. Chi phí cho nhu cầu thiết yếu – Nec 55%
      2. Chi phí cho hoạt động học tập – Edu: 10%
      3. Sự cho đi – Give 5%
      4. Tiết kiệm dài hạn – Ltss: 10%
      5. Hưởng thụ – Play:10%
      6. Đầu tư sinh lời – Ffa :10%
    2. Quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 50/30/20
      1. Nhu cầu thiết yếu: 50%
      2. Mục tiêu tài chính: 20%
      3. Chi tiêu cá nhân: 30%

“Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Nếu bạn đã từng một lần rơi vào tình trạng “cháy túi” vào cuối tháng  và không muốn lặp lại tình trạng này thêm một lần nào nữa thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 

Tài chính cá nhân là gì?

Có thể bạn chưa hiểu thế nào là tài chính cá nhân, nhưng tôi chắc chắn rằng bạn đã nghe đâu đó 1,2 lần cụm từ tài chính cá nhân, quản lý tài chính cá nhân, lập kế hoạch tài chính cá nhân sao cho hiệu quả,… rồi. 

Và nếu Seach cụm từ “tài chính cá nhân” trên Google thì bạn có Khoảng 295.000.000 kết quả (0,51 giây). Kết quả trên cho thấy độ “hot” của tài chính cá nhân, quản lý tài chính cá nhân chưa bao giờ hết hot. Vậy tài chính cá nhân là gì? Và làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Hãy cùng theo dõi và thảo luận dưới đây:

Nếu trong mỗi doanh nghiệp để kiểm soát được dòng tiền đi dòng tiền về, những khoản thu chi bằng hệ thống sổ sách kế toán ghi chép và thống kế thì cá nhân cũng vậy. Cũng có những khoản thu chi, các khoản cần chi, các khoản cần đầu tư,… của mình để sao cho hiệu quả và tránh được những “thất thoát” không đáng có.

Trong tài liệu của wikipedia, thì tài chính cá nhân được định nghĩa là việc áp dụng những nguyên tắc tài chính vào những hoạt động chi tiêu về tiền bạc của một cá thể. Quản lý tài chính cá nhân là chỉ là những cách thức để cá nhân đó có thể hoạch định những nguồn thu ra vào như tiền tiết kiệm, chi phí thiết yếu, rồi những chi phí rủi ro về tài chính trong cuộc sống thường ngày. Hay hiểu một cách đơn giản hơn: Quản lý tài chính cá nhân là những hoạt động chi tiêu có liên quan đến tiền của bạn, giúp bạn đạt được mục tiêu. 

“Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Chính vì vậy mà khi bạn có tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là bạn mua cái gì, tiêu cái gì mà đầu tiên hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền đó như thế nào cho hiệu quả nhất, quản lý chi tiêu sao cho hiệu quản nhất

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Có thể từ nhỏ bạn không giỏi về lĩnh vực kế toán, bạn có thể chán ghét các con số thống kê, bạn cũng có thể ghét các việc  chia nhỏ ra các khoản nhỏ,…Nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến số “tiền” của mình, thì hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện việc quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ đi nhé. Hãy bắt đầu từ những con số nhỏ như việc ghi chép lại những khoản thu chi của bản thân trong từng ngày một, từng tuần một, từng tháng một. Việc ghi chép các khoản thu chi cá nhân của bạn sẽ giúp bạn kiểm soát được những khoản chi “mất kiểm soát” của bản thân. Bạn có thể kịp thời điều chỉnh những hoạt động mất kiểm soát đó quay lại tập trung vào mục tiêu trong tương lai đã hoạch định của bạn. 

Nếu quá trình này được lặp đi lặp lại thường xuyên liên tục, dần dần sẽ thành thói quen. Bạn cũng sẽ yêu thích các hoạt động này đấy nhé. Và dần dần bạn cũng là một “chuyên gia” quản lý tài chính cá nhân của riêng mình. 

Tuy nhiên để có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân ngay từ bây giờ đi nhé.

Nên bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu cá nhân như thế nào?

Nếu bạn đang mới bắt đầu tìm hiểu về cách thức lập kế hoạch chi tiêu cá nhân sao cho hiệu quả thì việc tìm hiểu, giao tiếp và trò chuyện từ các chuyên gia, từ những người có am hiểu về tài chính là một cách hữu hiệu nhất, nhanh nhất giúp bạn có cái nhìn về cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia một số khóa học về lập kế hoạch tài chính cá nhân sao cho hợp lý. Hoặc trao đổi, trò chuyện với các anh chị đã từng có kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân của riêng mình. 

Khi đã có những hiểu biết nhất định về tài chính cá nhân, cách quản lý tài chính cá nhân thì hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện lập kế hoạch tài chính cá nhân.

2 công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Lập kế hoạch quản lý chi tiêu với quy tắc 6 chiếc lọ

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân với 6 chiếc lọ Jars  của nhà diễn thuyết tài chính nổi tiếng T. Harv Eker. Là một công thức quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng khắp thế giới. Đã có rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Phương pháp này cực dễ dàng mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. 

Rất dễ dàng, khi có lương bạn sẽ chia ra thành 6 khoản có tỷ lệ khác nhau. Với các khoản chi như: Chi phí cho nhu cầu thiết yếu; chi phí cho hoạt động giáo dục &học tập; chi phí chia sẻ & từ thiện; chi phí tận hưởng; đầu tư; tiết kiệm dài hạn.

Chi phí cho nhu cầu thiết yếu – Nec 55%

Với quỹ Nec này, sẽ giúp bạn đảm bảo cho các hoạt động thiết yếu hằng ngày trong tháng của bạn. Chi phí này bao gồm các chi phí như: chi phí sinh hoạt, chi phí ăn uống, nơi ở, các hoạt động vui chơi, giải chí, mua sắm và một số chi phí khác,…Một cách nôm na thì chi phí này sẽ giúp bạn duy trì được cuộc sống hàng ngày. 

Chi phí cho hoạt động học tập – Edu: 10%

Việc đầu tư vào các hoạt động giáo dục, rèn luyện bản thân mỗi ngày là một khoản đầu tư không bao giờ thua lỗ cả. Tri thức và hiểu biết của bạn càng lớn, càng mở rộng thì cơ hội thành công của bạn càng cao, cơ hội của bạn sẽ đến dễ dàng hơn. 10% của tổng chi phí của bạn, bạn có thể mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo để mở rộng vòng kiến thức của riêng mình. 

Sự cho đi – Give 5%

“Muốn được nhận điều gì thì hãy cho đi điều đó”. Mục đích của việc chi tiêu này đó là thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống. Yêu thương bản thân mình là điều quan trọng nhất nhưng cũng đừng quên dành một phần “nho nhỏ” vào sự tốt đẹp của xã hội này nhé! Hãy dành một phần chi phí nho nhỏ trong tổng quỹ của bạn để giúp đỡ những cuộc sống cơ nhỡ, những người thân bạn bè, những trường hợp nghèo khó ngoài xã hội. 

Tiết kiệm dài hạn – Ltss: 10%

Với chiếc lọ thứ 4 này là tiết kiệm. Trong kỹ năng quản lý tài chính cá nhân thì không thể thiếu việc tiết kiệm được đâu nhé. Mục đích của quỹ này là giúp bạn tạo ra được một cuộc sống như bạn mong muốn. Bạn sẽ không phải phụ thuộc vào người khác. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu mà  quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này càng nhiều thì cuộc sống tương lai bạn sẽ nhẹ nhàng hơn. Nên nhớ không bao giờ được sử dụng nguồn này vào các khó khăn trước mắt mà để xây dựng ước mơ sau này. Hãy nhớ lấy điều này!

Hưởng thụ – Play:10%

Đừng quá keo kiệt với bản thân mình nhé, tiền trong lọ này để bạn đầu tư vào chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình luôn trong trạng thái tốt nhất. Hãy tự thưởng cho mình những chuyến đi, hãy yêu thương bản thân mình với những món ngon, thịnh soạn. Những buổi tụ tập đầy relax. Đó chính là động lực giúp bạn có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn trong tháng tiếp theo.

Đầu tư sinh lời – Ffa :10%

Chiếc lọ thứ 6 trong kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của bạn đó là dành ra 10%/ tổng chi phí của bạn để đầu tư sinh lời. 10% của quỹ này sẽ giúp bạn xây dựng các nguồn thu nhập thụ động của riêng mình. 10% chỉ là lời đề nghị, bạn hoàn toàn có thể tăng thêm sau khi đã cân đối số tiền ở các lọ khác. Bạn hãy dành chúng đạt đến một mức nào đó. Đến khi bạn chỉ cần dùng đến khoản lợi tức từ nó là đủ. Hãy đầu tư đến khi bạn đạt được sự tự do về mặt tài chính

Quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 50/30/20

Ở quy tắc này, số tiền của bạn được chia thành 3 phần: 50% cho những chi tiêu thiết yếu như tiền ăn, ở, đi lại, hóa đơn điện nước; 30% cho chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, 20% còn lại là khoản đầu tư cho tương lai: tiết kiệm, đầu tư.

Nhu cầu thiết yếu: 50%

Không phải ngẫu nhiên mà lại dành ra hẳn 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu này. Đây là khoản bạn bắt buộc phải bỏ ra bất kể bạn làm gì, bạn ở đâu, bạn có thu nhập như thế nào. Đây là những chi phí bất di bất dịch bao gồm tiền ở, điện nước, ăn uống và đi lại,…Bạn không thể bỏ qua những chi phí này nhưng bạn có thể căn chỉnh chi tiêu dưới 50% thì càng tốt, và chuyển sang mục tài chính cá nhân.

Mục tiêu tài chính: 20%

20% này bao gồm tiền tiết kiệm và cả quỹ dự phòng cũng như những dự định đầu tư cho tương lại. Bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì càng về già bạn càng thoải mái bấy nhiêu, không còn phải nghĩ đến việc cực nhọc làm việc mỗi ngày nữa. 

Chi tiêu cá nhân: 30%

Chi phí cá nhân – những chi phí không thiết yếu. Bạn cũng có thể xem xét linh hoạt cho khoản chi phí này. Bởi đây là một chi phí “hưởng thụ” của các cá nhân trong thời đại này. Sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao chi phí cho khoản này lại nhiều vậy? Nhưng nếu xem xét những chi tiêu cá nhân như mua sắm, xem phim, giải trí,buổi tụ họp, buổi dã ngoại, những chuyến đi,…Có khá nhiều thứ kiến bạn muốn chi. Nhưng nhớ nhé 30% là tỷ lệ tối đa mà bạn nên chi cho khoản chi tiêu cá nhân này. Nếu có thể co lại càng ít thì càng tốt, tài chính cá nhân của bạn trong tương lai càng đảm bảo. 

Ví dụ nếu bạn đang sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với thu nhập là 10 tr/ tháng. Bạn áp dụng quy tắc 50/30/20 vào thì bạn sẽ không được chi tiêu quá 5 tr/ tháng cho các nhu cầu thiết yếu/ tháng. Bao gồm cả tiền nhà và các chi phí thiết yếu như ăn uống, … 3 triệu là mức tối đa chi ra cho các chi tiêu cá nhân, 2 triệu là khoản tối thiểu bạn nên dùng để tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. 

Tuy nhiên không phải lúc nào mọi chi tiêu cá nhân đều được gói gọn trong các phương pháp trên. Sẽ có những trường hợp phát sinh những khoản phí lớn bất thường so với dự kiến, bạn nên xem xét và linh hoạt cho các hoạt động trong việc quả lý tài chính cá nhân của bạn sao cho ổn thỏa, dựa trên những ưu tiên của bản thân mình.

Việc thiết lập những thói quen lập kế hoạch tài chính cá nhân, quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn có một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc hơn. Với các cách lập kế hoạch tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu cá nhân như trên, bạn không cần có một nguồn thu nhập cao mà tương lai bạn vẫn có cuộc sống dễ thở, và thoải mái hơn nhiều. 

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết
ADVERTISEMENT
Previous Post

Thẻ Visa là gì? Có những loại thẻ Visa nào?

Next Post

Thẻ ATM là gì? Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ATM

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính là website chia sẻ các kiến thức, kỹ năng tài chính cơ bản cho người Việt Nam. Là nguồn thông tin đáng tin cậy cho người Việt Nam để tìm hiểu về tài chính cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thánh Gióng

T.Ư Hội SVVN: Phát động chương trình Kỹ năng quản lý tài chính

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Năm 19, 2023
0

(CTG) Sáng nay (15/3), tại Cung văn hóa & Thể thao Thanh niên, Hà Nội, Trung ương Hội sinh viên...

báo bắc giang

Phát động thi sáng tạo thông điệp về tài chính dành cho sinh viên

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Năm 19, 2023
0

Hôm nay, 12/4, chương trình Kỹ năng quản lý tài chính 2016 đã chính thức được Trung ương Hội Sinh...

báo tiền phong

Giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Năm 19, 2023
0

TPO - Sinh viên sẽ là đối tượng đươc ưu tiên hướng tới cho chương trình giáo dục “Kỹ năng...

Báo Thể Thao Văn Hóa

Khởi động World Cup 2014 bằng trò chơi ‘Bóng đá Tài chính’

by Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính Team
Tháng Năm 19, 2023
0

(Thethaovanhoa.vn) - Lấy cảm hứng từ FIFA World Cup 2014 sắp diễn ra tại Brazil, dựa trên mô hình môn...

Load More
Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính

Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính là cuộc thi thường niên do Công Ty Visa phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc trong tương lai cho thế hệ trẻ Việt Nam.

CHUYÊN MỤC

Giờ làm việc ngân hàng

Swift Code ngân hàng

Hotline – Tổng đài ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng

Tỷ giá ngân hàng

Lãi suất ngân hàng

TAGS

ABBank ACB Agribank Bac A Bank BAOVIET Bank BIDV CBBank Citibank DongA Bank Eximbank Fe Credit GPBank HDBank Hong Leong Bank HSBC Indovina Bank IVB Bank KBank Kienlongbank MBBank Nam A Bank NCB ngân hàng công thương Ngân Hàng Quốc Dân OCB Oceanbank PG Bank PVcomBank Sacombank Saigonbank SCB SeABank Shinhan Bank Techcombank TPBank UOB VDB VIB VietABank Vietbank Vietcombank Vietinbank Viettel Money VPBank VRB

BÀI VIẾT MỚI

  • T.Ư Hội SVVN: Phát động chương trình Kỹ năng quản lý tài chính
  • Phát động thi sáng tạo thông điệp về tài chính dành cho sinh viên
  • Giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên
  • Khởi động World Cup 2014 bằng trò chơi ‘Bóng đá Tài chính’
  • Trao giải Cuộc thi sáng tác video Chương trình Kỹ năng quản lý tài chính
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Chính sách bảo mật

© 2022 kynangquanlytaichinh.com.vn – All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Ngân hàng
    • Giờ làm việc
    • Tổng đài
    • Lãi suất
    • Ngân hàng số
    • Swift Code
    • Thẻ ngân hàng
  • Kiến thức tài chính

© 2022 kynangquanlytaichinh.com.vn – All Rights Reserved