Bạn đang loay hoay vì số tiền tích trữ được quá ít ỏi trong khi bạn bè, đồng nghiệp đã mua nhà, mua xe. Mỗi khi lương về thì chỉ đủ chi tiêu trong một tháng. Điều này cho thấy chắc chắn bạn chưa biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả.
Tiết kiệm tiền là việc mà mọi người vẫn luôn cố gắng thực hiện để đảm bảo cho tương lai tốt đẹp của sau này. Bạn vẫn luôn đau đầu vì làm mãi mà số tiền tiết kiệm chẳng được là bao. Vậy làm thế nào để tiết kiệm tiền đúng cách mà vẫn đảm bảo đủ chi tiêu. Hãy cùng kynangquanlytaichinh tìm hiểu trong bài viết này nhé.
TOP 8 cách tiết kiệm tiền hiệu quả, thông minh
Để tiết kiệm được nhiều tiền không phải là việc dễ dàng. Bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý thì việc tiết kiệm mới hiệu quả và thành công. Hãy thử áp dụng những cách dưới đây xem số tiền tiết kiệm của bạn có tăng lên không nhé.
Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Để có được một kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm tiền hiệu quả bạn cần kiểm soát được số tiền bạn kiếm được và đã tiêu những gì.
Nhiều người không biết cách quản lý chi tiêu, đến khi sạch ví mới đinh ninh xem lại là Mình đã có bao nhiêu tiền? Mình tiêu tiền vào những việc gì? Sao tiền lại hết nhanh đến thế? Khi không quản lý được chi tiêu, việc lập kế hoạch tiết kiệm hiệu quả của bạn trở nên khó khăn.
Để bắt đầu tiết kiệm, bạn cần liệt kê chi tiết những gì mình đã tiêu xài trong tháng. Sau đó, sắp xếp lại khoản nào là cần thiết và cố định, khoản nào là những khoản chi phung phí cần bỏ đi. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra cách chi tiêu hợp lý và có tiền dư giả để tiết kiệm.
Đưa ra mục tiêu tiết kiệm hợp lý
Làm bất cứ chuyện gì khi có được mục tiêu cụ thể và kế hoạch rõ ràng bạn sẽ đạt được thành công. Tiết kiệm tiền cũng vậy, để tiết kiệm một cách hiệu quả bạn cần phải có một kế hoạch chi tiết và rõ ràng.
Ví dụ, bạn muốn tiết kiệm tiền mua nhà, bạn nên đưa ra mục tiêu cụ thể: tôi sẽ mua một căn nhà 3 tỉ trong 10 năm thì số tiền cần tiết kiệm hàng tháng sẽ là 25 triệu. Có được mục tiêu rõ ràng bạn sẽ có động lực hơn để thực hiện mục tiêu đó.
Với các mục tiêu tiết kiệm, bạn nên sắp xếp chúng theo một thứ tự , thứ quan trọng nhất sẽ được ưu tiên tiết kiệm và thực hiện trước rồi đến những thứ tiếp theo.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên đưa ra một mục tiêu hợp lý và rõ ràng, đừng đặt mục tiêu quá cao. Khi mục tiêu không hợp lý, bản thân bạn sẽ bị gò bó và dễ dàng chán nản mà từ bỏ kế hoạch tiết kiệm mà mình đã đặt ra.
Có kế hoạch tiết kiệm chi tiết, thông minh
Tiền lương kiếm được sau khi trừ các khoản chi tiêu thiết yếu, số tiền còn lại các bạn nên phân chia ra để dành tiết kiệm. Một kinh nghiệm phân chia tiền tiết kiệm cho bạn, bạn hãy chia số tiền còn lại 60% dành cho nhu cầu bản thân và 40% để tiết kiệm và đầu tư. Khoản đầu tư cho bản thân và công việc còn giúp bạn càng kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
Nếu bạn được tăng lương, hãy để dành thêm số tiền được tăng vì lúc chưa có nó bạn vẫn có thể sống tốt. Ngay khi có lương, việc đầu tiên bạn nên làm là gửi tiết kiệm để đảm bảo số tiền tiết kiệm hàng tháng được tích góp đầy đủ.
Hãy tập thói quen, tiêu tiền còn lại sau khi đã tiết kiệm thay vì ngược lại, điều đó sẽ giúp bạn giữ được nhiều tiền hơn. Ngoài ra, nếu đến cuối tháng vẫn còn dư giả bạn cũng có thể gửi thêm vào tài khoản tiết kiệm, bạn sẽ thấy được số tiền dành dụm của mình tăng lên đáng kể.
Chỉ mua những thứ bạn cần bỏ qua những thứ bạn muốn
Tiêu tiền để mua sắm những thứ bạn muốn mà không thực sự cần thiết là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn không thể tiết kiệm tiền hiệu quả.
Khi bắt gặp món đồ yêu thích, sự ham muốn nhất thời sẽ thôi thúc bạn mua nó, mặc dù món đồ đó là không cần thiết. Vì thế, trước khi quyết định mua một món đồ bạn hãy dành 30 giây để suy nghĩ Bạn có thật sự cần nó không? Bạn mua nó để làm gì? Thời gian suy nghĩ sẽ giúp bạn giảm bớt sự ham muốn và đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.
Hạn chế mua sắm online
Ngày nay việc mua sắm online khá phổ biến vì sự đa dạng và tiện lợi của nó. Các mặt hàng trên mạng rất phong phú, giá cả lại phải chăng, quan trọng hơn bạn chỉ cần ngồi nhà chọn hàng là có người mang đến tận nơi. Chính vì sự hấp dẫn của nó mà cơn nghiện mua sắm của bạn có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào và buộc bạn phải tiêu tiền cho những món đồ không cần thiết.
Nếu như món đồ bạn muốn không cần phải mua online, bạn hãy tự đến các cửa hàng để “xem tận mắt, sờ tận tay” chọn món đồ mà mình ưng ý nhất. Điều đó, giúp bạn tiết kiệm được những khoản tiền phát sinh do hứng thú mua sắm nhất thời và thoát khỏi tình trạng bị lừa gạt mua hàng kém chất lượng, hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa thường gặp.
“Săn sale” và sử dụng các phiếu giảm giá
Mua hàng giảm giá và tích lũy các phiếu mua sắm chính là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể lựa chọn cho mình những món đồ ưng ý với giá cả rẻ hơn bình thường. Ngày nay, các hoạt động giảm giá diễn ra rất thường xuyên, bạn cứ kiên nhẫn chờ đợi những đợt giảm giá lớn trong năm là sẽ mua được món đồ mình yêu thích mà vẫn tiết kiệm được kha khá tiền.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải luôn nhớ quy tắc “mua những thứ bạn cần” chứ đừng ham rẻ mà vung tiền vào những thứ không cần thiết.
Tiết kiệm tiền bằng những thói quen tốt
Các chi phí thiết yếu như điện, nước, ăn uống, đi lại tiêu hao của bạn một số tiền khổng lồ hàng tháng. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh thói quen sống tích cực bạn có thể tiết kiệm các chi phí này một cách hiệu quả.
Hãy luôn ghi nhớ quy tắc “tắt khi không sử dụng” để tiết kiệm điện, nước. Chỉ tắt vài bóng đèn nhỏ, ti vi hay quạt không sử dụng bạn đã có thể tiết kiệm được một khoản không nhỏ.
Với những bạn có nơi đi làm hoặc đi học gần nhà, bạn có thể thử đi bộ hoặc đi xe đạp đến chỗ làm hay đến trường. Điều này vừa giúp các bạn vận động rèn luyện sức khỏe vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Ngoài ra các phương tiện công cộng như xe bus cũng là lựa chọn hợp lý để tiết kiệm chi phí hiệu quả
Tập cho mình thói quen nấu ăn ở nhà cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền dành cho các bữa ăn ở hàng quán. Nấu ăn ở nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo vệ sinh và tốt cho sức khỏe, đây cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho học sinh, sinh viên.
Tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhặt
Để có thể tiết kiệm triệt để và hiệu quả hơn bạn cũng có thể sử dụng một số mẹo nhỏ sau đây:
- Lên danh sách mua đồ để tránh những thứ đồ phát sinh.
- “Tích tiểu thành đại” hãy thường xuyên kiểm tra và tích góp tiền lẻ.
- Sử dụng tiền mặt thay vì thể tính dụng bạn sẽ biết đến cảm giác “đau ví” mà ngừng mua sắm.
- Sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu để quản lý tiền bạc hiệu quả.
- Tận dụng, tái chế những món đồ cũ.
Tạm kết
Trên đây là những phương pháp hữu ích, giúp bạn có được cho mình cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo cuộc sống thoải mái, đầy đủ. Hy vọng bạn sẽ thành công và sớm tích lũy được nhiều tiền để thực hiện những gì mình mong muốn.